Hội nghị thanh tra lao động ASEAN lần thứ 7    
Cập nhật: 01/10/2018 01:48
Xem lịch sử tin bài

Từ ngày 27-28/9/2018, tại TP.HCM, Bộ LĐ-TBXH phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức Hội nghị thanh tra lao động ASEAN lần thứ 7. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp cùng đại diện của 10 nước ASEAN, Ban thư ký ASEAN, Mạng lưới an toàn vệ sinh lao động ASEAN, Tổ chức ILO, Hiệp hội thanh tra lao động quốc tế, Hiệp hội công đoàn ASEAN và một số tổ chức quốc tế liên quan…

Hội nghị thanh tra lao động ASEAN lần thứ 7 Hội nghị thanh tra lao động ASEAN là hoạt động thường niên trong khu vực được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức và thanh tra trong lĩnh vực lao động để đưa ra các khuyến nghị giúp tăng cường năng lực và sự phối hợp của thanh tra lao động các nước ASEAN. Xuất phát từ tầm quan trọng của thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động tại mỗi nước cũng như vai trò đi đầu của các thanh tra viên trong việc giám sát thị trường lao động của chuỗi cung ứng toàn cầu ở cấp quốc gia. Chủ đề của hội nghị năm nay được lựa chọn mang tên: “Thanh tra lao động chiến lược cho việc làm bền vững bao gồm nhưng không giới hạn các chuỗi cung ứng toàn cầu”. Mục đích của Hội nghị nhằm hỗ trợ các cơ quan thanh tra lao động ASEAN tăng cường tuân thủ thông qua phương pháp tiếp cận một cách chiến lược, đồng thời là diễn đàn để các nước ASEAN có thể chia sẻ kinh nghiệm về thanh tra lao động.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp đánh giá cao sự tin tưởng của các nước thành viên ASEAN dành cho Việt Nam trong việc đề xuất Việt Nam đăng cai tổ chức 03 lần Hội nghị thanh tra lao động.

Thứ trưởng hy vọng rằng các đại biểu tham dự Hội nghị sẽ có nhiều thời gian trao đổi quan điểm, biện pháp nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến vấn đề lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ các kết quả đạt được, sau hội nghị này, đội ngũ thanh tra các nước có thể sử dụng tối đa nguồn lực của mình để cải thiện điều kiện làm việc và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.”

Theo ông Bernhard Raebel -  Phó chủ tịch Hiệp hội IALI cũng đã đánh giá cao chủ để của Hội nghị năm nay, vì chuỗi cung ứng toàn cầu là một vấn đề thực sự quan trọng đối với thanh tra lao động. Không có thanh tra lao động trên thế giới nào có đử nguồn lực để giao nhiệm vụ của mình thông qua thanh tra đơn lẻ. Mặt khác, thanh tra lao động chỉ có quyền hạn và nghĩa vụ tại quốc gia mình. Do đó thanh tra lao động cần xác định các cách ảnh hưởng khác – sử dụng các đoàn bẩy và lực kéo khác nhau thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu(GSC) – một trong những đoàn bẩy tiềm năng.

Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ được cập nhật thông tin mới nhất từ các chuyên gia ILO về các công cụ của Tổ chức này liên quan đến thanh tra lao động và điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như kế hoạch tuân thủ chiến lược nhằm cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, các đại diện thanh tra lao động 10 nước thành viên cũng sẽ chia sẻ các bài họ kinh nghiệm về thanh tra chiến lược cho việc làm bền vững.


Về trang trước Bản in Gửi email Về đầu trang